Vặn mình quấy đêm ở trẻ sơ sinh diễn ra dai dẳng khiến ba mẹ căng thẳng, bất an, không biết tình trạng này liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe, thể trạng và sự phát triển của con không! Vậy ba mẹ hãy cùng Soki Tium tìm hiểu thật kỹ về tình trạng vặn mình quấy đêm của con để có góc nhìn chính xác cũng như biện pháp xử trí triệt để tình trạng con vặn mình quấy đêm nhé!
Vặn mình quấy đêm – Tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
Ngoài vặn mình quấy đêm, trẻ có thể có một số biểu hiện bất thường kèm theo
- Trẻ thường rướn người, ọ ẹ, trằn trọc khi ngủ
- Trẻ có biểu hiện giật mình, vặn mình, quấy khóc giữa đêm
- Trẻ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức giấc giữa đêm
- Trẻ ngủ ít, giấc ngủ ngắn, ngủ ngày cày đêm
- Trẻ chỉ ngủ khi có mẹ ôm, ru ngủ hoặc bồng bế
Tình trạng quấy khóc đêm của trẻ diễn ra kéo dài tạo thành vòng luẩn quẩn, gây ra không ít phiền toái, áp lực cho mẹ bỉm khi chăm con. Vậy nguyên nhân của tình trạng quấy khóc, vặn mình của trẻ đến từ đâu?
Trẻ vặn mình quấy đêm thường do một số nguyên nhân điển hình như:
- Trẻ chưa thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ: Trẻ ở trong bụng mẹ thường có không gian yên tĩnh, êm dịu, được bao bọc. Chính vì thế, khi ra ngoài, trẻ thường có xu hướng dễ bị giật mình, vặn mình bởi ánh sáng, tiếng ồn, mùi hương lạ, không gian rộng và có cảm giác thiếu an toàn, dễ giật mình, vặn mình.
- Trẻ chưa phân biệt được giấc ngủ ngày đêm: Việc thiết lập một chu kỳ ngủ đúng chuẩn Ngày – Đêm cho trẻ trong những ngày đầu sau sinh thường không dễ dàng với hầu hết các mẹ bỉm. Bởi lẽ khi ở trong bụng mẹ, nhịp ngủ của trẻ thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố ánh sáng và hầu như không tuân theo nhịp ngày đêm. Chính vì thế, trẻ không nhận thức được đêm là khoảng thời gian trẻ cần phải ngủ, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thường “ngủ ngày cày đêm”
- Trẻ đang ở trong giai đoạn tuần khủng hoảng, căng thẳng hay trẻ gặp các vấn đề bệnh lý, ốm sốt, mọc răng hoặc trẻ bị đói khiến cơ thể trẻ khó chịu, khó vào giấc.
- Trẻ bị căng thẳng “thụ động”: Khi người mẹ bị căng thẳng, nồng độ hormone cortisol trong cơ thể mẹ tăng cao và qua đường sữa mẹ đi vào hệ tiêu hoá của trẻ làm trẻ bị đưa vào trạng thái căng thẳng một cách bị động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng căng thẳng, vặn mình quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ.
Trẻ vặn mình quấy đêm liệu có phải dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm?
Mặc dù quấy khóc đêm là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên ba mẹ cũng không nên chủ quan khi thấy trẻ quấy đêm kéo dài. Việc trẻ quấy khóc, vặn mình trong khoảng thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể trạng cũng như sự phát triển của trẻ.
Có câu nói rằng: “Một đứa trẻ có một giấc ngủ ngon sẽ có sự hoạt bát lẫn vào trong ánh nhìn”. Ngủ là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng, thúc đẩy sự phát triển xương, não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu trẻ thường xuyên vặn mình quấy đêm, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao, trí não cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bên cạnh đó, việc ngủ không đủ giấc có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu gây ra vòng xoắn bệnh lý kéo dài, biếng ăn, quấy khóc, ốm vặt.
Ngoài ra, với những trẻ trong độ tuổi chưa biết nói thì việc quấy khóc ở trẻ đôi khi chính là cách truyền tải cho thấy những tín hiệu sự bất thường xảy ra trong cơ thể trẻ.
Làm sao để khắc phục tình trạng trẻ vặn mình quấy đêm?
Luyện ngủ theo Easy là một trong những biện pháp được mẹ bỉm truyền tai nhau nhiều nhất để khắc phục tình trạng quấy khóc đêm cho trẻ. Tuy nhiên mỗi em bé là một các thể riêng biệt, không phải bất cứ em bé nào áp dụng easy cũng thành công và có một giấc ngủ trọn vẹn như ý.
Vậy có những biện pháp nào để giúp trẻ giảm quấy khóc đêm và ngủ ngon một cách tự nhiên? Mẹ hãy tham khảo một số biện pháp sau đây nhé:
Quấn chũn giúp bé giảm vặn mình quấy đêm
Quấn chũn được xem là một trong những biện pháp dân gian được áp dụng nhiều nhất giúp giảm vặn mình quấy đêm ở trẻ sơ sinh. Đây cũng chính là biện pháp tập cho trẻ dần thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ, cảm thấy an toàn và giảm giật mình.
Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không nên quấn chũn quá lỏng hoặc quá chặt để tránh tình trạng trẻ cựa mình dễ khiến chũn bung ra hoặc chũn quấn chặt làm trẻ khó thở.